Năng lượng thông minh

Không bị mất điện trong tình huống thiên tai

Tìm hiểu thêm

Please note: You will be redirected to YouTube to watch the video.

Thiên tai là một thế lực tàn phá không thể lường trước. Chúng ta không tránh được thiên tai nhưng có thể giảm thiểu tác động của chúng, ví dụ như tới việc cung cấp điện, bằng cách sử dụng các vật liệu chuyên dụng.

Đối với những người sống ở những vùng hay xảy ra thiên tai, cuộc sống của họ thường bị đe dọa. Khi thiên tai xảy ra, việc mất điện thường gây khó khăn hơn nữa vì ngày nay chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào điện. Những lĩnh vực mà điện đóng vai trò quan trọng nhất là hệ thống thông tin liên lạc và các bệnh viện. “Nhờ khả năng giúp duy trì thông tin liên lạc của nó, việc nguồn cung cấp điện có thể đóng vai trò cơ bản giúp cộng đồng có thể ứng phó với thiên tai”, Giáo sư Liz Bentley, nhà khí tượng học thuộc Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia cho biết. Khi 4 triệu người phải đi sơ tán, như đã xảy ra trong Siêu bão Haiyan năm 2013, điện đã bị mất vào thời điểm khi các cơ sở này cần điện nhất.

195mph
Sức gió đo được trong cơn bão Haiyan năm 2013 đạt mức 195 mph (315 km/giờ), và đây cũng là cơn bão mạnh nhất từng tấn công đất liền.

Giáo sư Liz Bentley nói về sự cần thiết phải thích nghi với sự thay đổi khí hậu.

Cách đây 30 năm, chúng ta chỉ phải chịu 150 vụ thiên tai mỗi năm. Giờ đây con số đó là gấp đôi”

Prof. Liz Bentley

Giáo sư Liz Bentley

nhà khí tượng học thuộc Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia phát biểu

Được xây dựng để chống bão

Tháng 7/2014, cơn bão cấp 14 Rammasun đã càn quét tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hơn 80.000 cột bê tông và kim loại đã bị đổ trong cơn bão lớn đã không chỉ làm thiệt hại lớn về tài sản, mà còn gây mất điện trên diện rộng. Điều ngạc nhiên là trong suốt thời gian xảy ra bão, một nhóm các cột điện bằng nhựa vẫn đứng vững và chỉ “lắc lư trước gió” giữa cơn lốc xoáy.

Đường càn quét của bão Rammasun

80000
cột điện đã bị gãy đổ trong cơn bão Rammasun ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc năm 2014
0
cột điện bằng composite của BASF bị đổ ngã trong cơn bão này

Bí quyết “không gục ngã”

Bí quyết “không gục ngã” của các cột điện siêu bền nằm ở sự cải tiến vật liệu mới. Các cột điện kiểu truyền thống chủ yếu dựa vào trọng lượng của chính chúng để tựa vào nền đất, giúp tăng sức đỡ. Tuy nhiên, khi gặp phải các cơn bão cực thì “độ cứng” đơn thuần sẽ bị mất sức chống cự. Ngược lại, chỉ những cột điện có cả “độ cứng” và “những cột điện có cả “độ cứng” và “độ dẻo” mới có thể đứng vững trong những cơn bão mạnh. Kết hợp cả hai đặc điểm này, các cột điện bằng nhựa chính là hợp chất sợi thủy tinh và PU được chế tạo bằng kỹ thuật cuộn sợi nung.

Các cột điện siêu nhẹ, siêu bền, có thể chống chịu được thời tiết khắc nghiệt nhất.

Môi trường khí hậu đang thay đổi. Chúng ta phải thích nghi với việc đó và tiến tới tương lai.”

Prof. Liz Bentley

Giáo sư Liz Bentley

Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia

Hướng tới một tương lai tươi sáng hơn

Để giải quyết vấn đề số lượng thiên tai ngày càng gia tăng, chúng tôi đã giúp chế tạo ra loại cột điện siêu bền, siêu nhẹ. Khi lắp đặt, chúng có độ vững chắc cao hơn nhiều lần so với các loại cột điện khác và có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt nhất. Loại cột điện này giúp giải quyết một trong những vấn đề lớn mà một số khu vực phải đối mặt hiện nay. Khi khí hậu thay đổi khó lường, chúng vẫn giữ được sự vững chắc ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Tất nhiên, loại cột điện nhựa chịu được bão không sử dụng loại nhựa thông thường. Thay vào đó, nó sử dụng một loại vật liệu composite polyurethane (PU) có độ dẻo cao và độ bền cao do BASF phát triển. So với các loại cột điện thông dụng, loại cột điện mới này làm bằng Elastolit®, một vật liệu composite PU của BASF, có thể cải thiện mức chịu gió lên gấp 2,5 lần.

Hơn nữa, vì loại cột điện nhựa mới này là cột rỗng nên trọng lượng của nó chỉ chưa bằng 1/4 loại cột điện tương đương bằng bê tông. Trọng lượng thông thường của một cột điện là 1.100 kg, trong khi trọng lượng của cột điện nhựa chỉ là 250 kg, do đó có thể dùng phương pháp thủ công để vận chuyển và lắp đặt. Về khoảng cách lắp đặt, loại cột điện composite PU nhẹ này có thể mở rộng khoảng cách lắp đặt tới 120 mét, trong khi khoảng cách lắp đặt cột điện thông thường là 50 mét. Quan trọng hơn cả, cột điện của BASF giúp cho cuộc sống của những người dân ở những vùng hay xảy ra thiên tai được dễ dàng hơn.